Cảm nhận về Châu Âu

 

Châu Âu khát vọng hoà bình 

Chiếc máy bay Boing 777 của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Airline (VNA) hạ cánh xuống sân bay SacLơĐờGôn lúc 5h sáng (giờ GMT). Thành phố Paris- Cộng hoà Pháp rực rỡ ánh đèn điện chiếu sáng lấp lánh đủ màu, trông thật lộng lẫy và kiêu sa. Ra sân bay đón chúng tôi là ông Phan Sơn, sinh năm 1948, Việt kiều Pháp. Ông Sơn có dáng người cao, nước da trắng, nói chuyện dí dỏm. Ông là người Hà Nội gốc sang Pari du học và lập nghiệp tại Pháp từ năm 1954.

Ông Sơn giới thiệu sơ lược về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giải trí, du lịch, đô thị, giao thông, năng lượng và môi trường của nước Pháp cho chúng tôi nghe. Ông phân tích:

- Pháp từng là một đế quốc rộng lớn. Angiêri, Marốc và Việt Nam đều từng là thuộc địa của Pháp. Điều này lý giải vì sao hiện nay có rất nhiều người nhập cư đến từ những nước này đang sinh sống tại pháp. Hơn 40 năm qua, hàng nghìn dân nhập cư và tị nạn từ Nam, Trung và Đông Âu chọn pháp là nơi tìm việc làm và sinh sống an toàn. Chính vì vậy, nước Pháp ngày nay thực sự là một xã hội đa văn hoá, phần lớn người dân theo đạo thiên chúa, tuy nhiên cũng có nhiều tôn giáo khác.

Hiện dân số Pháp có khoảng hơn 60 triệu người. Pháp là một nước Cộng hoà từ hơn 200 năm nay. Năm 1957, Pháp trở thành một trong những nước đầu tiên gia nhập Cộng đồng châu Âu ( sau này là Liên Minh châu Âu - EU). Pháp là một trong những nước giàu nhất Liên minh châu Âu với một cơ cấu nông nghiệp và công nghiệp hiện đại. Chính phủ pháp đặc biệt coi trọng chính sách phát triển vùng để tạo ra các cực tăng trưởng. Các cực tăng trưởng là những thành phố được chính phủ khuyến khích và EU tài trợ để trở thành trung tâm thúc đẩy sự phát triển vùng. Trong 30 năm qua, mỗi thành phố trên đều đạt mức tăng trưởng cá nhân là 30%. Việc chuyển ngành công nghiệp ô tô ra xa Paris đã giúp Rennes và Lyon phát triển. Sự tăng trưởng có được còn dựa trên việc hiện đại hoá các ngành công nghiệp quan trọng, ví dụ như xây dựng các công trình cảng tại Pos. Chính vì vậy mà nhà máy lọc giàu, nhà máy hoá chất và nhà máy luyện thép cũng được xây dựng ở đây. Các thành phố khác thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao như: Marseille là nơi đặt trụ sở của 25 công ty viễn thông và là trung tâm của Nam Âu. Tại trung tâm thành phố Marseille xây dựng châu Âu Địa Trung Hải gồm hơn 300ha văn phòng, khu thương mại, khách sạn và nhà ở.

Về kinh tế du lịch, Pháp là điểm du lịch hàng đầu thế giới, mỗi năm có khoảng 77 triệu du khách nước ngoài đến Pháp. Thêm vào đó, mỗi năm người Pháp thực hiện 160 triệu chuyến đi nghỉ trong nước. Mỗi năm ngành du lịch của Pháp đem lại gần 32,3 tỉ Đôla, chiếm tỷ trọng chủ yếu GDP của Pháp. Ngành này cung cấp 1/10 số việc làm cho người lao động. Hiện nay, du lịch Pháp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất.

Nước Pháp đang thay đổi, nền kinh tế phát triển và người Pháp hy vọng chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện. Nền công nghiệp hiện đại, phát triển đô thị, các tuyến đường giao thông mới và du lịch, tất cả đều tác động tới môi trường và trở thành một vấn đề cấp thiết.

Còn ở Tây Ban Nha, ánh nắng chan hoà, biển rộng bao la, nước xanh ngắt, cá tôm nhiều vô kể. Mađrít là thủ đô của vương quốc này, nằm ở trung tâm bán đảo Ibêrích trên cao nguyên Mêxêta, ở độ cao 650m, dọc hai bờ sông Manxanarets. Mađrít có diện tích 1200km2,  kể cả ngoại ô. Mađrít có khí hậu cận nhiệt đới vùng Địa Trung Hải và mang tính lục địa rõ rệt với mùa hè khô nóng, nhiệt độ tháng 1 là 4,90 độ C, tháng 7 là 24,20 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 440mm. Đa số dân ở đây theo đạo thiên chúa. Mađrít được xây dựng vào thế kỷ XVI- XVII, quanh một cứ điểm Arập có tên là Mađrít. Từ khi vua Philíp II (1527-1598) chọn nơi này làm kinh đô của vương quốc, Mađrít đã không để mất danh hiệu đó. Hoàng cung Ancada từ thời người Môrơ (bị hoả thiêu năm 1734) đã được thay thế bằng một Hoàng cung xây dựng theo kiến trúc Italia. Quanh Mađrít được tạo nên cả một mạng lưới những lâu đài, trong đó đáng kể nhất là lâu đài Excôrian. Trong thời kỳ nội chiến (1936-1939), Mađrít phải hứng chịu nhiều trận giao tranh dữ dội. Những công trình cũ còn lại ở đây chủ yếu được xây dựng vào thế kỷ XVII và theo phong cách tân cổ điển. Nét kiến trúc đẹp nhất của thành phố là quảng trường Plada Mayo được xây dựng từ năm 1617, còn quảng trường Tây Ban Nha hiên đại, nơi đặt tượng đài kỷ niệm văn hào Xécvăngtét thì lại được bao quanh bởi những toà nhà cao ngất. Trục Bắc Nam của thành phố là một đại lộ thoáng rộng có hàng cây thẳng tắp. Dọc đường là những công sở đồ sộ, khách sạn sang trọng và cư xá. Nhà Quốc hội, các Tòa đại sứ quán và những cơ quan văn hoá hàng đầu cũng đặt tại đây. Những khu ngoại vi của thành phố bao gồm nhiều nhà ở mới. ở Mađrít có bảo tàng Prađô, trưng bày tranh của các danh hoạ từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX; Bảo tàng thành phố với những tư liệu về Mađrít cũ cùng nhiều bảo tàng khác. Mađrít còn là một thành phố công nghiệp quan trọng chuyên sản xuất ô tô, thiết bị điện, điện tử, chất dẻo, cao su, máy bay, dụng cụ quang học… Mađrít có Trường đại học tổng hợp Quốc gia, Trường đại học Thiên Chúa giáo, Trường đại học các dân tộc, Trường nghệ thuật, Viện Hàn lâm Hoàng gia, Hội đồng về phát triển khoa học, đài thiên văn, vườn thực vật và 18 thư viện. Dân số thủ đô Mađrít hiện có khoảng 5.170.000 người.

ở ý, Toà thánh Vaticăng là thành phố mang tính chất như một quốc gia có chủ quyền (đứng đầu là Giáo hoàng) được thành lập theo Hiệp định Latêran, ngày 11 tháng 2 năm 1929. Lãnh thổ thành phố Vaticăng rộng 44 hécta, là quốc gia nhỏ nhất thế giới. ở đó, chủ yếu gồm quảng trường và nhà thờ thánh Pie, các công viên và dinh thự trên sườn một quả đồi. Dân số chủ yếu là các viên chức trong cơ quan của Toà thánh, nhân viên các viện bảo tàng. Một nửa số người trong Tòa thánh mang quốc tịch Vaticăng, không phải là biểu thị thuộc về một cộng đồng quốc gia, mà là sự thừa nhận một quy chế đặc biệt gần với sự thực thi một chức vụ để phục vụ Toà thánh. Hiện nay, Vaticăng được cai trị do một Đạo luật ký ngày 24-6-1969, theo đó, Giáo hoàng thực thi quyền Lập pháp và Hành pháp mà ông là người duy nhất nắm quyền đầy đủ, cai trị qua hội đồng các Hồng y Giáo chủ do ông chỉ định với nhiệm kỳ 5 năm. Cơ quan giám sát dân sự ở đây gồm 87 thành viên cùng với số lượng lính gác người Thuỵ Sỹ gồm 72 người hợp thành tổng thể lực lượng bảo vệ và cảnh sát. Đồng tiền của Vaticăng là đồng Lia của Italia. Thương mại thuộc độc quyền của nhà nước. Vaticăng cũng có nhiều cơ sở văn hoá. Thư viện của Vaticăng có đến 60.000 tác phẩm viết tay, 100.000 bút tích riêng lẻ, 700.000 bản in, 100.000 bản khắc và bản đồ địa lý. Báo "Observationre Romano" là tờ báo của Toà thánh thành lập năm 1861. Đài phát thanh Vaticăng phát bằng 33 thứ tiếng trên thế giới. ảnh hưởng của Vaticăng luôn vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của Toà thánh, có thể tác động trực tiếp đến đời sống chính trị của nhiều nước. Vaticăng còn là một chủ của một diện tích ruộng đất rất lớn (tài sản ở Hoa Kỳ khoảng 40 tỷ đô la). Vaticăng luôn có nguồn thu đáng kể từ sự đóng góp của các nhà thờ, từ khách du lịch người nước ngoài và từ bán tem thư. Dân số Vaticăng hiện tại khoảng 783 người.

Du khách thập phương chỉ một lần khi đặt chân đến nơi đây đều có cảm tình đặc biệt sâu sắc với Châu Âu.

Luật sư - Nhà báo Nguyễn Thắng Cảnh

(theo Tạp trí Hướng nghiệp và Hòa nhập)

 

 

CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG:

Khi cần trợ giúp Pháp lý xin hãy liên hệ với chi nhánh Công ty Luật Hợp danh Cảnh Khôi

Giả danh Đại tá Quân đội để lừa đảo

Cảm nhận về Châu Âu

“Muốn quản lý được Blog thì phải có chế tài”

Vụ kiện Quyền tác giả Văn bản Truyện Kiều

Vụ tiêu cực tại công ty Sinhanco Vũng Tàu

Vụ án "Nhận hối lộ tập thể" ở Hải quan Tân Thanh