Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Việc lập blog và post các bài lên mạng của các cư dân mạng cũng là một kiểu tự do ngôn luận. Đó là quyền hợp pháp được pháp luật thừa nhận.
Luật sư Nguyễn Thắng Cảnh |
Tuy nhiên, sự tự do phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, phải tuân thủ những quy định của pháp luật và không được phép làm những gì pháp luật cấm. Việc anh đưa thông tin lên mạng là để truyền tải những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc, để làm lành mạnh hoá xã hội chứ không phải là để anh muốn “bê” cái gì lên mạng cũng được.
Nếu nói blog là nhật ký cá nhân, anh muốn bóc, muốn xé, hay muốn làm gì với nó cũng được là không đúng. Bởi “quyển nhật ký” ấy không còn nằm trong túi của anh nữa, không còn ở trong tủ nhà anh nữa mà nó đã được đưa ra cả cộng đồng đọc, cả toàn cầu biết, như vậy có nghĩa là nó không còn là câu chuyện của cá nhân, hay bí mật của một người nữa.
Chính vì vậy, tôi cho rằng đặt ra vấn đến quản lý blog là cần thiết. Những người lập blog cần phải đăng ký với cơ quan quản lý. Mà muốn làm được điều đó cần phải có quy định định hướng cho các bloger phải làm gì, phương pháp lập như thế nào, hoạt động ra sao, nội dung phải đảm bảo những yếu tố gì... Tóm lại, nếu đặt ra vấn đề quản lý blog thì phải có chế tài được thể hiện bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Luật sư Nguyễn Thắng Cảnh
(Trưởng Chi nhánh Văn phòng luật sư Cảnh Khôi)
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG: |
Khi cần trợ giúp Pháp lý xin hãy liên hệ với chi nhánh Công ty Luật Hợp danh Cảnh Khôi
Giả danh Đại tá Quân đội để lừa đảo
“Muốn quản lý được Blog thì phải có chế tài”
Vụ kiện Quyền tác giả Văn bản Truyện Kiều